Nổi loạn Nội_chiến_Bồ_Đào_Nha

Quân đội đảng Tự do đang đổ bộ tại Pampelido, phía bắc Porto, ngày 8 tháng 7 năm 1832Trận Mũi St. Vincent, ngày 5 tháng 7 năm 1833

Sự soán ngôi bị cáo buộc này không bị phe cánh tự do phản đối. Ngày 18 tháng 5, các đơn vị đồn trú ở Porto, trung tâm của phái cấp tiến Bồ Đào Nha, đã tuyên bố lòng trung thành của mình dành cho Pedro, với Maria da Glória, và bản Hiến chương lập hiến. Cuộc nổi dậy chống lại đảng chuyên chế lan sang các thành phố khác. Miguel đàn áp những cuộc nổi loạn, và hàng ngàn người tự do đều bị bắt giữ hoặc phải chạy trốn sang Tây Ban Nha và nước Anh. Năm năm trôi qua từ sau vụ đàn áp đẫm máu trong nước.

Trong khi đó, tại Brasil, quan hệ giữa Pedro và giới chủ đất nông nghiệp của Brasil đã trở nên căng thẳng. Tháng 4 năm 1831, Pedro thoái vị ở Brasil để ủng hộ cho con là Pedro II, và lên đường sang nước Anh. Ông đã tổ chức một cuộc viễn chinh quân sự ở đó rồi sau đấy đi đến hòn đảo Terceira tại quần đảo Azores, vốn đang nằm trong tay của đảng Tự do, để thiết lập một chính phủ lưu vong. Chính phủ của Miguel bèn đưa quân phong tỏa hòn đảo thế nhưng hạm đội phong tỏa đã bị một hạm đội hải quân Pháp tấn công trong suốt thời gian sắp tới tại trận hải chiến Tagus, nơi một số tàu thuyền của phe Miguel bị bắt giữ. Tháng 7 năm 1832, với sự ủng hộ của đảng Tự do ở Tây Ban Nha và Anh, đội quân viễn chinh dưới sự lãnh đạo của Dom Pedro đổ bộ ở gần Porto, mà quân phe Miguel bị bỏ rơi và là nơi sau khi diễn ra các hoạt động quân sự bao gồm trận Ponte Ferreira, Pedro và các cộng sự của mình đã bị lực lượng Miguel bao vây gần một năm nay. Để bảo vệ quyền lợi của người Anh, một hạm đội hải quân dưới sự chỉ huy của Hạm trưởng William Glascock trong chiếc HMS Orestes đã trú đóng ở Douro, nơi thường xuyên hứng chịu các cuộc bắn phá từ cả hai phía.

Tháng 6 năm 1833, đảng Tự do, vẫn còn bị bao vây tại Porto, gửi đến Algarve một lực lượng dưới sự chỉ huy của Công tước Terceira được yểm trợ bởi một đội tàu hải quân dưới sự chỉ huy của Charles Napier, sử dụng bí danh 'Carlos de Ponza'. Công tước Terceira đổ bộ tại Faro và hành quân về phía bắc ngang qua Alentejo để đánh chiếm thủ đô Lisboa vào ngày 24 tháng 7. Trong lúc đó, hạm đội của Napier giao chiến với hạm đội của đảng chuyên chế gần Mũi Saint Vincent (Cabo São Vicente) và quyết đánh bại quân đối phương tại trận Mũi St. Vincent lần thứ tư. Đảng Tự do đã có thể chiếm được Lisboa, nơi Pedro rút khỏi Porto và đẩy lùi một cuộc bao vây của quân Miguel. Một sự bế tắc kéo dài gần chín tháng xảy ra sau đó. Đến cuối năm 1833, Maria da Glória được triều thần tôn làm nữ hoàng và Dom Pedro đảm nhiệm chức nhiếp chính. Hành động đầu tiên của ông là ra lệnh tịch thu tài sản của tất cả những người đã từng phục vụ dưới trướng Dom Miguel. Ông cũng cấm tất cả các tu viện tôn giáo và tịch thu tài sản của họ, một hành động làm gián đoạn những mối quan hệ thân thiện với Roma suốt gần tám năm, mãi cho đến giữa năm 1841. Đảng chuyên chế nắm quyền kiểm soát các khu vực nông thôn, nơi họ nhận được sự ủng hộ từ giới quý tộc và bởi tầng lớp nông dân được Giáo hội kích động. Đảng Tự do chiếm đóng các thành phố lớn của Bồ Đào Nha như Lisboa và Porto, nơi họ chỉ huy một lực lượng khá lớn gồm các tầng lớp trung lưu. Các hoạt động chống lại phe Miguel lại bắt đầu một cách nghiêm túc vào đầu năm 1834. Trong khi ấy, lực lượng Tự do phải hứng chịu một thất bại gây chấn động ở Alcácer do Sal, điều này chứng tỏ rằng, bất chấp cuộc hành quân gần đây của Công tước Terceira từ Faro đến Lisboa, toàn miền Nam vẫn trung thành với Miguel.